Lượt xem: 921

Bánh phồng khoai mì Hưng Phú, huyện Mỹ Tú

Xuôi về các tỉnh miền Tây, ghé các trạm dừng chân, du khách sẽ không còn ngạc nhiên vì tại các quầy bán hàng đặc sản các vùng miền đều có trưng bày và bán bánh phồng. Bánh phồng được làm từ nếp và củ mì (còn gọi là sắn). Do đó, bánh phồng có hai loại là bánh phồng nếp và bánh phồng mì. Về sau có thêm bánh phồng mì sữa dùng để ăn sống không cần phải nướng.

 


Công đoạn phơi bánh phồng mì.

 

    Ở Sóc Trăng cũng không ngoại lệ, vì ruộng đất phì nhiêu, phù hợp cho việc trồng rẫy, về đặc tính cây khoai mì lại dễ trồng, không cần bỏ công chăm sóc nhiều nên được người dân trồng khá phổ biến. Khoai mì, sau khi thu hoạch người dân có thể mang ra chợ bán lại cho các tiểu thương hay bán lẻ. Khoai mì được chế biến thành nhiều món ngon, nổi tiếng là bánh khoai mì nướng, bánh tầm mì, khoai mì nấu chín đem đi giã mịn, vắt thành viên nhỏ dùng để nấu chè thập cẩm, chè ỷ… và bánh phồng mì là món ăn khá phổ biến, tuy bỏ nhiều công sức và phải trãi qua nhiều công đoạn nhưng dễ làm và để được lâu ăn dần.

    Để có được bánh phồng mì ngon, phải chọn những củ khoai mì to, nhiều bột, đem hấp chín, sau đó tước bỏ phần sơ ở giữa. Tiếp theo chờ khoai mì nguội đem vào cối quết đều, tới khi khoai tơi ra thành bột, cho đường cát, nước cốt dừa và mè trắng vào và quết tiếp tục đến khi thành 01 khối bột hòa huyện trộn lẫn hoàn toàn giữa khoai, đường, nước cốt dừa và mè thì mang ra, vắt tròn nhỏ như viên chè trôi nước, người thợ sẽ tiến hành cán mỏng viên bột, một tay cán, vừa cán vừa xoay đều viên bột, trong tít tắt chiếc bánh phồng mì sữa tròn vành vạnh thành phẩm. Để có những chiếc bánh tròn đều và độ dày như nhau là cả một quá trình tập luyện, chỉ những người khéo tay và giàu kinh nghiệm mới có thể làm được. Sau đó người ta mới đem ra phơi nắng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ là chiếc bánh đã khô và xếp, gói thành chục.


Du khách xem nghệ nhân quết mì.

 

    Bánh phồng mì sau khi thu hoạch có thể ăn sống, đem nướng. Nhưng với bánh phồng mì ở Hưng Phú, Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã trải qua 04 đời lành nghề, người thợ làm bánh sẽ hướng dẫn du khách có thể ăn một cách chuyên biệt hơn là cuốn tròn bánh lại chấm với cà phê sữa đá, ăn vào sẽ giòn tan trong miệng, có vị thơm, béo, đặc biệt khó tả, rất thú vị.

    Hãy đến trải nghiệm du lịch cộng đồng tại ấp Phương An 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, nơi gắn liền không gian văn hóa thuần chất Nam bộ và chợ nổi Ngã Năm, du khách sẽ được tham quan quy trình làm bánh và thưởng thức loại bánh này.

Lý Thị Phương



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 58
  • Hôm nay: 8000
  • Trong tuần: 78,707
  • Tất cả: 11,802,027